Người bị viêm khớp dạng thấp dễ mắc bệnh tim mạch: Nên làm gì để ngăn chặn?

05/01/2022 Gercumax
Người bị viêm khớp dạng thấp dễ mắc bệnh tim mạch: Nên làm gì để ngăn chặn?

Người bị viêm khớp dạng thấp không chỉ bị sưng và đau khớp mà còn lo lắng căn bệnh tim mạch có thể ghé đến. Bởi, người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh tim cao gần gấp đôi so với những người khác.
 
Kết quả từ các nghiên cứu
Theo Tổ chức Viêm khớp Mỹ (Arthritis Foundation), những người bị viêm khớp dạng thấp phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 50% so với dân số nói chung.

Trong một nghiên cứu vào năm 2015 với đề tài “Tổng quan về bản chất của Thấp khớp” các nhà khảo sát người Anh phát hiện bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị xơ vữa động mạch cao hơn dân số chung và diễn tiến với tốc độ nhanh hơn. Mảng bám cũng giòn và dễ vỡ hơn, nguy hiểm hơn trong việc gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Thực tế, nguy cơ của đột quỵ nhồi máu não do cục máu đông trong động mạch cung máu nuôi não gần như cao gấp đôi ở những bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp. Xơ vữa động mạch bắt đầu sớm trong quá trình viêm khớp dạng thấp – thường trước khi có các triệu chứng khớp – và tiến triển nhanh chóng sau khi bệnh nhân được chẩn đoán Viêm khớp dạng thấp.


Một nghiên cứu đăng trên tạp chí “BioMed Research International” của Mayo Clinic, cho thấy bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc Rung nhĩ (AF – Rối loạn nhịp tim có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp năm lần.) cao đáng kể. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa rối loạn chức năng tâm trương, sự bất thường khi tim bơm đầy máu và Rung nhĩ, và bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp được biết là có tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương tăng.


Tại sao bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ tim mạch cao?


Theo nhà thấp khớp học Jon T. Giles, MD thì tình trạng viêm dù do nguyên nhân gì đều có thể là 1 yếu tố nguy cơ cho các bệnh tim mạch.
Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, cơ thể khởi phát một chuỗi phản ứng viêm. Các yếu tố viêm này ngoài tấn công vào khớp gây tổn thương khớp còn có thể tấn công vào nhiều cơ quan khác của cơ thể, trong đó có tim mạch. Đối với viêm khớp dạng thấp, viêm tấn công màng hoạt dịch – lớp mô mỏng kết nối các khớp. Viêm cũng có thể gây tổn thương niêm mạc mạch máu, và mảng bám thừa cơ tích tụ. Mảng chất béo này gây hẹp động mạch, làm tăng huyết áp và giảm lưu lượng máu đến tim và các cơ quan khác.


Phòng ngừa nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp như thế nào?


Các con số khoa học cho thấy nguy cơ tim mạch cao ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là có ý nghĩa. Do đó, điều quan trọng là bác sĩ cần chẩn đoán và điều trị sớm cho các bệnh nhân có nguy cơ cao này trước khi họ phát triển các triệu chứng và biến chứng trầm trọng. Việc ngăn ngừa hoặc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp vẫn chưa có các hướng dẫn và khuyến nghị rõ rang.
Người bệnh viêm khớp dạng thấp cần được đánh giá và cảnh báo sớm về nguy cơ gia tăng các bệnh tim mạch và bác sĩ sẽ là người xem xét xem đối tượng nào cần được đánh giá sớm. Hãy cùng Gercumax tìm hiểu cách ngăn chặn bệnh tim mạch do thấp khớp nhé


Các chiến lược phòng ngừa rủi ro tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể kể đến như sau:


Điều trị viêm khớp dạng thấp tích cực để kiểm soát chặt chẽ diến tiến của bệnh
Một trong những cách tốt nhất để ngăn  ngừa nguy cơ tim mạch là dùng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD). Đã có bằng chứng về việc kiểm soát viêm của viêm khớp dạng thấp cũng làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các biến cố tim mạch khác. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cân nhắc tránh sử dụng thuốc gây hại cho tim mạch trong quá trình điều trị.


Kiểm soát lối sống để hạn chế các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch
•    Duy trì vận động: thực hiện các bài tập aerobic và tăng cường sức khỏe thường xuyên có thể bảo vệ mạch máu, giảm cân và giảm nguy cơ tim mạch. Có những bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể chống viêm hiệu quả.
 
Vận động thường xuyên giúp giảm nguy cơ tim mạch và tăng hiệu quả chống viêm
•    Điều chỉnh chế độ ăn: tăng cường trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống, ăn nhiều cá chứa hàm lượng acid béo omega-3 cao như cá hồi và cá ngừ, tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa vì làm tăng cân và nguy cơ mắc bệnh tim.
 
Chế độ ăn giàu omega-3 giúp kiểm soát nguy cơ tim mạch hiệu quả
•    Kiểm soát căng thẳng: Stress khiến lượng hormone trong cơ thể như cortisol và adrenaline tăng cao và kéo dài liên tục, đây là một tác dụng có hại đối với hệ tim mạch. Stress cũng có thể làm cơ thể dễ hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Ngoài ra, stress cũng ảnh hưởng xấu, làm huyết áp tăng cao đột ngột, làm tăng mức đường và cholesterol trong máu.


•    Bỏ thuốc lá : Hút thuốc không chỉ làm bệnh viêm khớp thêm trầm trọng mà còn tăng nguy cơ tổn thương mạch máu và làm hẹp thành mạch. Những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp hút thuốc lá có nguy cơ tim mạch cao hơn 50% so với những người không hút.
 Thuốc lá vừa làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp vừa làm tăng nguy cơ tim mạch


•    Theo dõi các chỉ số của cơ thể: Kiểm tra lượng đường trong máu, huyết áp và mức cholesterol thường xuyên. Nếu cao, hãy điều chỉnh bằng chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc nếu cần thiết.


Tìm các phương pháp giảm đau thay thế


NSAID và steroid có tác dụng giảm đau và giảm sưng nhưng cũng làm tăng nguy cơ tim mạch. Cố gắng sử dụng liều cần thiết nhỏ nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất để kiểm soát cơn đau. Có thể áp dụng các phương pháp giảm đau xen kẽ, chẳng hạn như nhiệt, đá hoặc vật lý trị liệu.

Hi vọng bài viết trên của Gercumax hữu ích với bạn!


DS Phan Hiền