Vì sao mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường):
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là 1 căn bệnh âm thầm phát triển trong cơ thể chúng ta, khi bệnh có biểu hiện bên ngoài thì lúc đó bệnh đã nặng rồi, vì vậy cần lưu ý những thay đổi sức khỏe dù là nhỏ nhất để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
Bản chất của bệnh tiểu đường: là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể do tuyến tụy không tự sản xuất được insulin hoặc tế bào mất khả năng sử dụng insulin có sẵn trong cơ thể dẫn đến biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn ở mức bình thường. Hãy cùng Gercumax tìm hiểu nhé
Tiểu đường được chia làm 3 loại chính:
Đái tháo đường type 1: Chiếm 5 – 10% tổng số người mắc bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân gây ra bệnh là do tuyến tụy không thể sản xuất insulin, bệnh thường do yếu tố di truyền gây nên. Độ tuổi thường gặp mắc căn bệnh này: dưới 20 tuổi.
Bởi vì các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin bị phá hủy, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 phải sống suốt đời với thuốc vì phải tiêm insulin thường xuyên. Vì tiểu đường type 1 là căn bệnh di truyền, không thể phòng ngừa được nên bên cạnh việc tiên insulin, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn.
Đái tháo đường type 2: Chiếm khoảng 90-95% số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, độ tuổi thường gặp : trên 40 tuổi. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2 là do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không đáp ứng với insulin như bình thường. Đa số người bệnh mắc bệnh này là do lối sống không lành mạnh: ít vận động, thừa cân va không tập thể dục.
Bệnh đái tháo đường type 2 thường ít triệu chứng, thường khi phát hiện ra bệnh thì đã thành các biến chứng nguy hiểm. Đa số các trường hợp phát hiện khi bệnh là do tình cờ đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc có biến chứng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, nhiễm trùng da kéo dài, bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng kín do nhiễm nấm âm hộ, bệnh nhân nam bị liệt dương.
Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ: Chiếm khoảng 4% trong số phụ nữ mang thai. Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai tuần 24 – 28 và sẽ tự khỏi sau sinh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi.
Khác với bệnh tiểu đường type 1 và 2, bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra. Nếu một người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong thời gian mang thai đầu tiên, đến lượt thời kỳ mang thai lần 2 cô ấy có nguy cơ mắc bệnh một lần nữa và có thể phát bệnh tiểu đường type 2 sau khi sinh em bé xong. Phụ nữ mang thai ở tuổi càng cao càng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường:
1. Hư răng
Bệnh gây tổn thương đến nếu do đóng vôi, nhiễm trùng, miệng lưỡi hay khô và hôi miệng. Bệnh nhân cần đi khám răng định kỳ thường xuyên, đánh răng cho kỹ và không được hút thuốc lá.
2. Hư mắt (diabetic retinopa-thy)
Khi lượng đường trong máu cao, mắt sẽ bị mờ. Nếu không có biện pháp khắc phục hạ đường huyết ngay hoặc để lâu dài, những mạch máu nhỏ trong mắt dễ bị nghẽn và bị bể trong lòng mắt dẫn đến mù lòa. Những năm đầu vừa mới bị tiểu đường thường không có triệu chứng, nhưng bạn cũng phải thường xuyên khám mắt định kỳ mỗi năm để có thể phát hiện sớm những thay đổi retina để chữa trị đúng cách.
3. Hư thận (diabetic nephropa-thy)
Đường lưu thông trong máu cao lâu ngày gây tác động xấu, làm hư các mạch máu nhỏ dẫn đến hư thận. Khi thận hư, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, người bị phù, khó thở do chất độc không được đào thải ra khỏi cơ thể. Một khi thận hư hoàn toàn thì chỉ còn cách là dùng máy lọc thận để duy trì tính mạng. Bệnh nhân luôn nhớ dùng thuốc để giữ cho lượng đường càng gần mức bình thường càng tốt, chỉ số huyết áp dưới 130/80, ăn nhạt và hạn chế ăn chất đạm.
4. Tai biến mạch máu
Khi mắc bệnh tiểu đường cùng với mỡ máu, huyết áp cao, bệnh nhân rất dễ bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não làm liệt nửa người. Nguyên nhân chính do mỡ, đường trong máu cao, lâu ngày làm tắc nghẽn các động mạch khiến cho máu không lưu thông đến các bộ phận trong cơ thể để nuôi dưỡng chúng. Khi có những triệu chứng như: khó thở, mệt, đổ mồ hôi, đau ngực khi làm việc nặng. Bàn chân lạnh tím, hay đau bắp vế chân khi đi bộ thì nên đi khám xét nghiệm ngay lập tức. Phương pháp tập thể dục thể thao mỗi ngày, chế độ ăn uống thích hợp, không hút thuốc.. là một trong những cách hữu hiệu để đẩy lùi căn bệnh này.
5. Ðau hệ thống thần kinh (diabetic neuropathy) gồm có 2 loại:
Peripheral neuropathy: đây là nguyên nhân gây nên lở loét chân, dẫn đến phải cắt cụt chi của bệnh nhân tiểu đường. Tiểu đường càng lâu thì càng dễ bị, bắp thịt bị teo, yếu dần, khó cử động. Vì do tê, mất cảm giác nên khi đạp phải vật nhọn hoặc cọ sát đôi giày chật, bệnh nhân không có cảm giác gì, nên dẫn đến nhiễm trùng và có thể bị cưa chân. Vì vậy, người bệnh tiểu đường phải kiểm soát bàn chân mỗi tối trước khi đi ngủ, mặc quần thoải mái và nên tham khảo bác sĩ khi có các triệu chứng lạ.
Autonomic neuropathy: Bệnh nhân sẽ bị xáo trộn nhịp tim, huyết áp chạy không đúng gây ra chứng chóng mặt (postural hypotension), tiêu chảy táo bón bất thường, buồn nôn mửa, đi tiểu khó khăn, khô âm đạo và nhất là bị chứng liệt dương. Bệnh nhân liệt dương bây giờ đỡ khổ hơn lúc trước nhiều, vì có thuốc chữa trị khá hiệu quả. Nên tham khảo với bác sĩ.
6. Bệnh ngoài da
Bệnh nhân dễ bị da khô do mất nước vì đi tiểu nhiều, ít mồ hôi vì đau giây thần kinh đặc biệt là mồ hôi nơi chân. Da bị ngứa ngáy làm bệnh nhân gãi, rách da và từ đó làm nhiễm trùng, gây mụn nhọt. Bệnh nhân mập mạp thường hay bị nấm chỗ háng, nách và dưới vú nếu là đàn bà. Da bị nấm sẽ đỏ rát, có mụn nước, đau đớn, ngứa ngáy rất là khó chịu (candidiasis). Chúng ta phải để ý làn da nhất là ở phía dưới chân thường xuyên, xem xét những chỗ bị đỏ, đổi màu, mọc mụt nước làm ngứa ngáy, đều có thể gây nhiễm trùng.
Hi vọng bài viết trên của Gercumax hữu ích với bạn!